Hãy còn nhớ, mỗi khi đến khung giờ đó thì trẻ con trong xóm đều túm tụm ngồi trước chiếc TV đen trắng để xem Tít và Mít, xem Người con của Rồng hay Cuộc phiêu lưu của Ong Vàng... Đó là những bộ phim hiếm hoi mà bây giờ còn được nhớ đến. Hôm nay chúng ta cùng nhắc lại một chút về chúng nhé.
1. Tít và Mít
Tít và Mít là một bộ phim hoạt hình dài tập của Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.
Sau thành công của bộ phim hoạt hình "Cuộc phiêu lưu của Ong Vàng" (13 tập), Xưởng phim hoạt hình của Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam đã bắt tay thực hiện bộ phim hoạt hình mới "Tít và Mít" với độ dài 10 tập.
Được chuyển thể từ bộ truyện tranh Tý Quậy của tác giả Đào Hải, bộ phim hoạt hình "Tít và Mít" là một cách cảm nhận thế giới thông qua nhân vật chính là hai cậu học trò tên Tít và Mít, đều là học sinh Tiểu học.

Đó là những câu chuyện ở trường, ở nhà của hai chú bé nghịch ngợm, những mong muốn hiểu biết khám phá những câu chuyện xảy ra hằng ngày. "Tít và Mít" đã vẽ nên cả một thế giới trẻ thơ với những ý nghĩ và ứng xử đời thường, những bài học rút ra từ lỗi lầm qua các tình huống hài hước trong ngày khai giảng, buổi cắm trại, thi nấu cơm... Cách kể chuyện tự nhiên, những sự việc được đưa ra không có sự áp đặt của người lớn, các nhà làm phim mong muốn sau mỗi câu chuyện xảy ra với Tít và Mít, trẻ nhỏ xem phim có thể tự rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình.
Theo đạo diễn Nguyễn Thái Hùng và Trần Thanh Việt, "bộ phim Tít và Mít giáo dục các em nhỏ từ bên trong chứ không tác động từ bên ngoài !".
Nhóm làm phim hoạt hình gồm 30 người đã bắt đầu xây dựng bộ phim từ đầu năm 2004.
Cũng như bộ phim hoạt hình "Cuộc phiêu lưu của Ong Vàng", bộ phim "Tít và Mít" có tiết tấu hình ảnh nhanh, màu sắc rực rỡ, phim có độ trong. Công nghệ làm phim hoạt hìnhQuốc tế Cambrigde Animation Systems được nhập từ Anh cho phép họa sĩ tô màu, xếp lớp trên máy.
Đạo diễn Nguyễn Thái Hùng cho biết, anh đã cố gắng xây dựng lại mẫu hình cá tính hơn, cách điệu hơn khi chuyển thể kịch bản hoạt hình từ truyện tranh.
Một tập phim "Tít và Mít" có dung lượng từ 10 - 13 phút phải chi từ 100 - 130 triệu đồng, trung bình 10 triệu đồng/phút, mức giá được coi là thấp với thể loại hoạt hình làm trên máy tính. Hơi lãng phí khi một bộ phim hoạt hình (10 tập) mất 1 tỷ đồng sản xuất mà chỉ để phát trên truyền hình trong khi hoàn toàn có thể mang về doanh thu khi phát hành qua băng đĩa. Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam từng có ý định phát hành đĩa "Cuộc phiêu lưu của Ong Vàng" nhưng chưa khả thi.
Ngoài việc mua công nghệ Cambridge Animation Systems của Anh lên đến hàng tỷ đồng còn phải huy động những họa sĩ thiết kế, họa sĩ vi phông, họa sĩ động tác, họa sĩ dàn cảnh... nắm bắt được công nghệ thông tin và có khả năng sáng tác trên máy tính cũng như làm kỹ xảo. Ngoài các họa sĩ đã làm việc lâu năm tại Hãng phim hoạt hình Việt Nam, tham gia làm phim cho Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam còn có các họa sĩ trẻ thuộc khoa Đồ hoạ của Đại học Sân khấu - Điện ảnh, Đại học Mĩ thuật Công nghiệp, Cao đẳng Nhạc Họa Trung ương... Đó là chưa kể đến bộ phận làm tiếng động, sáng tác nhạc, lồng tiếng... Tuy nhiên, nếu tính về hiệu quả sản xuất sau đó thì mối lợi còn lớn hơn nhiều.
2. Cuộc phiêu lưu của Ong Vàng
Cuộc phiêu lưu của Ong Vàng là một bộ phim hoạt hình dài tập của Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.
Truyện phim kể về chú Ong Vàng bướng bỉnh, ngay từ khi còn nằm trong kén đã luôn có những đòi hỏi khác với mọi người.
Chính vì bản tính hay lý sự và không chịu vâng lời bác Ong Già nên trong một lần đi kiếm mật, chú sang sông một mình để thỏa ý thích thám hiểm. Chú ta phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm: sự hiểu lầm của Chim Sâu, sa vào lưới Nhện độc, gặp lũ Mối gian xảo, rơi vào hang của lão Ong Vằn dữ tợn.
Nhưng bên cạnh chú vẫn có những người bạn tốt sẵn lòng giúp đỡ: anh Gọng Vó, bác Dế Trũi và nhất là Ong Út - một cậu bạn ong mật sẵn sàng hi sinh bản thân để bảo vệ Ong Vàng. Trên chặng đường này, Ong Vàng đã hiểu ra giá trị của bầy đàn, về tình bạn và cảm nhận sâu sắc hơn bản thân.
"Vi vu, tiếng ong ca, bài ca đất trời ngọt ngào cỏ hoa... Siêng năng, cánh mong manh, bay theo đất trời hòa cùng nắng gió. Qua bao miền đất tươi xanh, lòng thêm say, mải mê ong hát... Vi vu vi vu, ong dậy trước mặt trời, ong về khi tắt nắng, chắt chiu từng giọt mật, cho đời...". Đây chính là giai điệu vui nhộn của ca khúc trong phim.
3. Người con của Rồng
Người con của Rồng là một bộ phim hoạt hình 3D của đạo diễn Phạm Minh Trí, ra mắt lần đầu vào ngày 13 tháng 9 năm 2010 tại rạp Kim Đồng, trong dịp chào mừng Đại lễ ngàn năm Thăng Long. Ngày 10 tháng 10 năm 2010, bộ phim chính thức trình chiếu trên sóng Đài truyền hình Việt Nam.
Truyện phim kể về tuổi thơ của Thái Tổ Lý Công Uẩn, thuở nhỏ đã ham học chữ, học võ, học đạo lý làm người từ hai người cha tinh thần là nhà sư Vạn Hạnh và Rồng Vàng.
Công Uẩn là một cậu bé rất nghịch ngợm, thông minh và có sức vóc hơn người, có tình yêu quê hương làng xóm, với những người thầy, người cha, những người bạn của mình. Câu chuyện đưa người xem vào thế giới vừa thực vừa ảo của Lý Công Uẩn trên con đường đi tìm người cha đích thực của mình.
Từ hai người cha ấy, Lý Công Uẩn trở nên đấng nam nhi trí dũng song toàn và trở thành vị vua đầu tiên mở đầu vương triều Lý rồi thực hiện công cuộc dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đặt tên Thăng Long, mở ra phúc lớn cho trăm họ nước Việt.
Để thực hiện bộ phim này, các họa sĩ đã phải tạo hình 30 nhân vật chính - phụ, thiết kế 20 bối cảnh lớn và hơn 800 cảnh diễn. Các nhà làm phim đã khéo léo kể một câu chuyện khá hấp dẫn khán giả nhỏ tuổi. Tiểu Lý ra đời giống như câu chuyện về nòi giống Tiên - Rồng của dân tộc Việt và lớn lên dưới bàn tay nuôi nấng của thiền sư Vạn Hạnh. Bên cạnh lòng ham học, tiểu Lý cũng là một cậu bé rất tinh nghịch với những trò chơi con trẻ. Sự xuất hiện của những nhân vật được nhân cách hóa thú vị, như: hai ông Hộ pháp, những chú Khỉ con... khiến bộ phim trở nên sinh động và hấp dẫn.
4. Lớp học bồ câu
Lớp học bồ câu là bộ phim hoạt hình nổi tiếng của việt nam. Lớp học bồ câu nói về câu chuyện của người thầy giáo mang cái chữ đến cho dân làng vùng cao. Bộ phim nói về sự quan trọng của giáo dục và đã mang đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc xung quanh những câu chuyện bên lớp học.
Lớp học bồ câu là bộ phim hoạt hình nổi tiếng của việt nam. Lớp học bồ câu nói về câu chuyện của người thầy giáo mang cái chữ đến cho dân làng vùng cao. Bộ phim nói về sự quan trọng của giáo dục và đã mang đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc xung quanh những câu chuyện bên lớp học.
5. Hai chú dế mèn
Câu truyện kể về cuộc phiêu lưu của hai chú dế mèn đáng yêu, dù cho có gặp bất cứ khó khăn nguy hiểm gì cũng luôn ở bên nhau cùng nhau vượt qua mọi thử thách...Dế Đen và Dế Khoang trong một lần chơi đùa đã bị bắt vào một chiếc hộp kín. Dế Đen bằng lòng quyết tâm và sự thông minh đã tìm mọi cách vượt ra khỏi chiếc hộp rồi quay lại giúp Dế Khoang thoát nạn. Từ đó kịch bản nêu bật chủ đề: Trong cuộc sống cần phải có ý chí, nghị lực để vượt khó chứ không thể trông chờ vào sự may rủi của số phận.
Câu truyện kể về cuộc phiêu lưu của hai chú dế mèn đáng yêu, dù cho có gặp bất cứ khó khăn nguy hiểm gì cũng luôn ở bên nhau cùng nhau vượt qua mọi thử thách...Dế Đen và Dế Khoang trong một lần chơi đùa đã bị bắt vào một chiếc hộp kín. Dế Đen bằng lòng quyết tâm và sự thông minh đã tìm mọi cách vượt ra khỏi chiếc hộp rồi quay lại giúp Dế Khoang thoát nạn. Từ đó kịch bản nêu bật chủ đề: Trong cuộc sống cần phải có ý chí, nghị lực để vượt khó chứ không thể trông chờ vào sự may rủi của số phận.
Đây là một số bộ phim mà chúng tôi còn nhớ đến từ, vẫn mong nước ta sẽ càng có nhiều bô phim hoạt hình hay mà đầy ý nghĩa đồng thời tôn vinh vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam. Quý độc giả nếu còn nhớ về phim nào thì hãy comment nhé, chúng tôi sẽ bổ sung ngay sau đó.
Tổng hợp
Đăng nhận xét